Năm 2021 gia đình anh Giáp Văn Điệp được ngân hàng chính sách xã hội cho vay 35.000.000đ chương trình hộ cận nghèo.
Ước mơ thoát nghèo làm giàu trên mảnh đất quê hương vẫn thôi thúc anh tìm tòi học hỏi các mô hình chăn nuôi thành công. anh tự tìm hiểu các thông tin trên mạng, xem ti vi để học hỏi. Qua một chuyến tham quan mô hình nuôi dê nhốt chuồng, anh quyết định chọn dê là vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình vì nuôi dê vốn đầu tư ít, quay vòng nhanh, có thể tận dụng được thời gian lao động nông nhàn, thức ăn có thể chủ động được, đặc biệt là giá bán khá cao.
Anh Điệp bắt tay vào làm chuồng và mua 10 con dê giống dê giống bố mẹ về nuôi có trọng lượng từ 15- 20 kg, với giá 2 triệu đồng mỗi con. Anh làm 4 chồng, mỗi chuồng có diện tích khoảng 40m2, chiều cao trên 1 mét, vật liệu chủ yếu được làm bằng cột bê tông, xung quanh và sàn được làm bằng vá bìa tận dụng. Mục đích chuồng nuôi được chia ra làm các ô riêng để phân đàn, đồng thời đánh dấu cụ thể từng con dê nuôi để tiện theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của dê cũng như quá trình phối giống, tránh tình trạng dê con cận huyết, cơ thể phát triển còi cọc
Sau 5 tháng nuôi, dê đã cho sinh sản. Anh điệp cho biết: “Dê mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2 đến 3 con. Đến cuối năm 2023, tôi đã bắt đầu bán dê thịt, còn dê sinh sản giữ lại để nuôi từ 4 - 5 tháng tuổi là có thể xuất chuồng. Mỗi con có trọng lượng khoảng 20 - 25 kg, với giá bán giao động từ 90.000 – 120.000 đồng/kg, Mỗi năm gia đình anh bán từ khoảng 8 - 10 con dê thịt, cộng với tiền bán phân dê cho các chủ trồng hoa lan, sau khi trừ chi phí cho thu nhập trên 25 triệu đồng. Hiện tại, đàn dê của anh có khoảng 20 con sinh sản và 17 con dê thịt.
Nay anh đã thoát được nghèo mua sắm được xe máy, ti vi, tủ lạnh, máy dặt để sinh hoạt./.
Đưa tin: Lương Mạnh Xuyên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã